Chat hỗ trợ
Chat ngay

 

I/ Giới thiệu về ngành nuôi trồng thuỷ sản ở Việt Nam

Ở một nước mạnh về phát triển nông nghiệp như Việt Nam thì nuôi trồng thuỷ sản không còn là một ngành xa lạ với chúng ta. Nhu cầu về sản lượng về thuỷ- hải sản ngành càng nhiều. Đồng thời xã hội ngành càng phát triển thì yêu cầu về chất lượng sản phẩm cũng ngày một cao hơn. Vậy làm thế nào để vừa có thể nâng cao được chất lượng nhưng vẫn cắt giảm được chi phí nuôi trồng?

II/ Thực trạng nuôi trồng thuỷ sản ở Khánh Hoà

Hiện nay, Khánh Hoà đang hướng đến việc phát triển bền vững nuôi trồng thuỷ sản trên biển.Người dân trên địa bàn tỉnh tập trung nuôi 2 đối tượng chủ lực là tôm hùm và các loại cá tại 4 vùng nuôi trọng điểm thuộc huyện Vạn Ninh, thị xã Ninh Hòa, TP. Nha Trang và TP. Cam Ranh.

Được chú trọng gần đây là việc nuôi tôm công nghệ cao đang được phát triển một cách mạnh mẽ, năng suất tôm đạt gấp từ 4-5 lần trên cùng diện tích mặt nước, lợi nhuận tăng gấp 4 lần so với nuôi tôm theo cách truyền thống.

Kinh phí đầu tư nuôi tôm theo hướng công nghệ cao rất lớn khoảng 1 tỷ đồng/ha diện tích. Đối với nuôi tôm công nghệ cao thời gian sử dụng vật tư trong nuôi tôm sẽ kéo dài từ 5-7 năm, trong khi đó chi phí đầu tư cho nuôi truyền thống sẽ thấp hơn, nhưng sau mỗi vụ nuôi người dân phải đầu tư lại, do vậy chi phí sẽ rất tốn kém.

Tuy nhiên việc tiết kiệm điện trong nuôi tôm vẫn luôn là một vấn đề đau đầu đối với ngành điện. Theo nghiên cứu, 1 tấn tôm thâm canh sẽ tiêu thụ 4.172 kWh điện. Với năng suất 40 tấn tôm một năm, tính riêng ruộng tôm trung bình tiêu tốn gần 167.000 kWh điện. Để cắt giảm được chi phí tiền điện thì nhiều hộ nuôi trồng đã lắp đặt mô hình mặt trời tận dụng lợi thế nắng gió và giảm thiểu chi phí sản xuất.

III/ Mô hình điện mặt trời tiết kiệm điện trong nuôi tôm là gì ?

Khác với mô hình điện mặt trời áp mái, những tấm pin mặt trời của Công ty TNHH Sunshine Solutions sẽ lắp đặt ngay trên những cánh đìa đồng tôm. Tận dụng mái nhà kho bảo vệ, các tấm pin được lắp trên . Đây là phương pháp khai thác tối đa hiệu quả sử dụng đất trên cùng một diện tích.

Nhiều ý kiến cho rằng, đây là mô hình sản xuất sạch, mang lại hiệu quả cao cần nhân rộng. Thực tế, nhiều hộ gia đình sau khi thử nghiệm đã có ý định mở rộng quy mô sản xuất.

Ứng dụng này hoạt động theo nguyên lý: Dùng hệ thống thiết bị ứng dụng từ những tấm hấp thu năng lượng mặt trời, năng lượng hấp thu được chuyển đến bộ inverter hòa vào lưới điện sẽ cung cấp dòng năng lượng để các thiết bị thổi khí oxy vận hành. Bộ inverter đóng vai trò như một máy phát điện, hòa vào lưới điện và ưu tiên cho động cơ guồng quay, máy sục khí ô xi và các thiết bị điện khác.

IV/ Cấu hình điện mặt trời nào phù hợp cho mô hình nuôi tôm?

1. Cấu hình Micro inveter có thể tự lắp đặt

Micro inverter là bộ inverter hòa lưới công suất nhỏ, mỗi bộ có 3 mẫu công suất là 1200W, 1600w và 200W.Vai trò của nó là chuyển đổi điện một chiều được sản xuất bởi 1 hoặc 2 hoặc 4 tấm pin mặt trời thành điện xoay chiều và hòa vào lưới điện. Bộ micro inverter lắp đặt tối đa 4 tấm pin, việc đấu nối rất dễ dàng.

Bộ Micro 1200W
Ví dụ: Cấu hình bộ  4 tấm pin LONGI 450Wp và một bộ micro inverter 2000W, Tổng công suất tấm pin là 1800Wp, Mỗi ngày tạo ra 7kWh-  9 kWh điện. Trung bình mỗi tháng tạo ra 270 kWh điện. Tương ứng khoảng 700 ngàn đồng tiền điện.
Bộ 3 micro inverter đấu liền nhau tạo ra công suất 6Kw

Ưu điểm của Micro Inverter:

  • Dễ dàng lắp đặt, Gắn 4 tấm pin vào giắc cắm inverter, cắm vào điện lưới là có thể vận hành.
  • MPPT ở cấp độ tấm pin (Theo dõi điểm công suất tối đa ở mức độ mỗi tấm pin)
  • Các tấm pin hoạt động độc lập, không gây ảnh hưởng lên nhau. Các tấm pin công suất khác nhau có thể lắp đặt chung trong 1 bộ inverter.
  • Giám sát dòng điện, hiệu điện thế, công suất DC, AC…ở cấp độ mỗi tấm pin mặt trời qua app theo dõi
  • Điện áp một chiều thấp, dưới 50 vôn, tăng độ an toàn.
  • Cho phép tăng tính linh hoạt trong thiết kế, các tấm pin mặt trời có thể được lắp đặt theo các hướng khác nhau.
  • Tăng sản lượng điện sản xuất từ hệ thống điện mặt trời tại vị trí có thể bị bóng che vì một tấm pin mặt trời bị che bóng không kéo sản lượng điện phát ra của toàn hệ thống xuống quá thấp.
  • Không cần tính toán độ dài dãy tấm pin dẫn đến đơn giản hơn để thiết kế hệ thống
  • Khả năng sử dụng các công nghệ pin (mono, poly, shingled, mbb, thinfilm…) công suất tấm pin khác nhau trong một hệ thống, đặc biệt là khi sửa chữa hoặc nâng cấp hệ thống điện mặt trời cũ.

Nhược điểm của Micro Inverter.

  • Công nghệ thiết bị mới chưa nhiều người biết tới.
  • Công suất lắp đặt nhỏ, mỗi bộ micro inverter chỉ 2Kw

2. Cấu hình string Inverter hòa lưới, tiết giảm 90% tiền điện ban ngày

String Inverter là loại inverter được sử dụng phổ biến nhất trong các hệ thống điện năng lượng mặt trời gia đình và thương mại. Tùy thuộc vào công suất hệ thống được lắp đặt, có thể có nhiều hơn một String Inverter.

Lắp đặt 3 bộ inverter tổng công suất 15kW

Lưu ý đối với lắp đặt điện mặt trời tại các khu nuôi tôm:
Khu vực nuôi tôm nước mặn có môi trường khắc nghiệt, vậy nên lựa chọn các thiết bị  inverter phải là inverter có chỉ số IP bảo vệ cấp độ IP65 trở lên, kháng bụi và kháng nước xâm nhập

Lưu ý thứ 2 là các phụ kiện lắp đặt tấm pin phải là hệ khung nhôm chuyên dụng, nhằm chống oxi hóa bởi muối biển

Ưu điểm của String Inverter

  • Cho phép thiết kế linh hoạt.
  • Hiệu suất cao.
  • Mạnh mẽ.
  • Đa dạng mức công suất cả 1 pha và 3 pha
  • Giá thấp.
  • Được hỗ trợ tốt (nếu mua thương hiệu đáng tin cậy).
  • Khả năng giám sát hệ thống từ xa.

Nhược điểm của của String Inverter.

  • Không có MPPT cấp độ tấm pin.
  • Không có giám sát cấp tấm pin( trừ thiết bị gắn thêm).
  • Cấp điện áp cao cần chú ý độ an toàn.
  • Giống như bất kỳ thiết bị nào khác, vấn đề thương hiệu tin cậy của người dùng là một vấn đề quan trọng.

V/ Kết luận:

Có thể thấy, việc ứng dụng NLMT để nuôi tôm là một giải pháp bảo vệ môi trường ao nuôi, giảm chi phí sản xuất, tăng lợi nhuận cho người nuôi. Đồng thời, giúp giảm thiểu sự ô nhiễm và các chất gây bẩn trong ao hồ nuôi trồng thủy sản. Giải pháp này loại bỏ khả năng gây ô nhiễm từ các nguồn năng lượng khác như dầu diesel, Khi sử dụng cho nuôi tôm công nghiệp thì hoàn toàn không sử dụng hệ thống quạt vận hành bằng dầu diesel hoặc điện, qua đó sẽ giảm được chi phí sản xuất cho người nuôi tôm.

         Tuy nhiên, để đảm bảo được chất lượng về việc lắp đặt cũng như về chất lượng sản phẩm, khách hàng cần tìm hiểu kỹ các đơn vị thi công trên thị trường để có được sản phẩm tốt nhất. Hiện tại, Công ty TNHH Sunshine Solutions là một công ty chuyên cung cấp các gỉai pháp phụ trợ nông nghiệp, trong đó có nhận thiết kế, thi công các công trình và sản phẩm tương tự về năng lượng điện mặt trời bao gồm thiết kế, cung cấp vật tư xây dựng, vận hành bảo trì các hệ thống điện mặt trời hòa lưới, hệ thống hybrid chuyên biệt cho các đìa tôm, các cơ sở  nuôi tôm công nghệ cao. Nếu có nhu cầu khách hàng xin liên hệ với chúng tôi theo thông tin để được hỗ trợ kỹ thuật tốt nhất.

    Hỗ trợ giải đáp




    Trả lời