Chat hỗ trợ
Chat ngay

Nguyên lý hoạt động của hệ thống pin năng lượng mặt trời nối lưới:

– Các tấm pin năng lượng mặt trời sẽ hấp thụ bức xạ năng lượng mặt trời và chuyển hóa thành nguồn điện DC – 1 chiều. Nguồn điện năng này sẽ được chuyển hóa thành nguồn điện AC – xoay chiều thông qua hệ thống inverter chuyển đổi với công nghệ MPPT ( maximum power point tracking) nhằm nâng cao hiệu suất chuyển đổi.

Thiết kế và lắp đặt các tấm pin

Sơ đồ cấu hình zero export hòa lưới bám tải

– Nguồn điện AC từ hệ thống pin năng lượng mặt trời sẽ được hòa đồng bộ vào lưới điện của tòa nhà cung cấp điện năng song song với nguồn điện lưới. Hệ thống sẽ ưu tiên sử dụng nguồn điện năng lượng mặt trời trước :
+ Vào ban ngày, khi có bức xạ tốt : Nếu điện năng tạo ra từ pin mặt trời = tải tiêu thụ của tòa nhà. Điện năng từ pin mặt trời sẽ ưu tiên sử dụng toàn bộ cho tòa nhà, không sử dụng điện lưới.
Lắp đặt tủ điện 3 pha và bộ inverter GOODWE
+ Vào buổi chiều, tối: Nếu điện năng tạo ra từ pin mặt trời < tải tiêu thụ. Điện năng sẽ được lấy bổ sung từ điện lưới để bù vào lượng thiếu.

– Khi không có điện lưới, hệ thống sẽ tự động được cách ly. Đây là tính năng bảo vệ Anti-Island của inverter nhằm đảm bảo an toàn cho lưới điện và nhân viên sửa chữa điện.

Bộ inverter sẽ có cảm biến dòng điện  gọi là CT ( Bộ chống phát ngược lên lưới) lắp đặt ở CB tổng của tải tiêu thụ, Công suất phát sẽ giới hạn vào công suất tiêu thụ, đồng thời lượng điện năng dư thừa sẽ không phát ngược lên lưới điện.
Điện mặt trời sinh ra sẽ vừa đủ cung cấp cho tải tức thì, ngay thời điểm đang phát.
Ví dụ hệ thống gồm  12 tấm pin LONGI 450Wp, tương đương 5.4kWp, nếu ngày nắng tốt sẽ tạo ra 23-27kWh điện.
Nếu sử dụng tải ban ngày nhiều thì sẽ tận dụng triệt để.Tuy nhiên trường hợp sử dụng không hết lượng điện đang phát, thì lúc này bộ cảm biến CT chống phát ngược phát hiện thấy có dòng điện từ trong nhà đẩy lên lưới, lúc này inverter sẽ giảm công suất để không cho phát ngược.
Lý do cần lắp bộ chống phát ngược là các công tơ điện tử 1 chiều ghi nhận phần tiêu thụ điện và phát ngược sẽ cộng dồn lại, vậy nên nếu không bám tải, chống phát ngược thì khách hàng phải trả thêm tiền phần phát lên.
Bộ chống phát ngược lắp đặt như thế nào?
Bộ chống phát ngược có 2 kiểu lắp đặt.
Kiểu thứ nhất là gắn bộ cảm biến dòng CT ở tủ điện tổng tầng 1, sau đó kéo dây 2×2.5mm2 về bộ inverter và đấu nối. Kiểu này là lấy tín hiệu CT trực tiếp

 

Bộ CT cảm biến dòng, gắn trực tiếp vào inverter
Ưu điểm của bộ này là chi phí thấp, không cần lắp đặt smart metter
Nhược điểm là phải kéo dây CV 2×2.5mm từ inverter về tủ điện tổng.
Kiểu lắp đặt thứ 2 là sử dụng bộ smart metter. Gồm bộ CT và một đồng hồ chuyển đổi.
Hình ảnh bộ smart metter gắn tại tủ điện tổng
Phương án này là sử dụng thêm đồng hồ để chuyển đổi tín hiệu điện từ bộ CT thành tín hiệu RS485. sau đó sử dụng cáp mạng CAT6 để truyền về inverter. Đây là kiểu truyền tín hiệu gián tiếp, hiện đại hơn.
Ưu điểm là kéo dây mạng Cat6 dễ dàng hơn.
Vậy thì khi nào sử dụng từng phương án trên?
Việc lựa chọn phương án nào tùy thuộc vào thông số bộ inverter.
Thông thường inverter GOODWE hòa lưới 1 pha sẽ sử dụng bộ CT trực tiếp (Phương án 1)
Đối với các inveter GOODWE 3 pha sẽ sử dụng phương án 2.

Video lắp đặt hệ điện mặt trời hòa lưới bám tải 5.4kWp tại Nha Trang

    Hỗ trợ giải đáp




    Trả lời