Micro Inverter là gì ? Thuật ngữ này có vẻ khá xa lạ nên trong bài viết này chúng tôi sẽ giới thiệu tổng quan về loại Inverter này cũng như đặc tính, ưu nhược điểm, cách lắp đặt cũng như các loại Micro Inverter hiện có trên thị trường.
1. Tổng quan
Micro Inverter dùng để chỉ loại Inverter với kích thước cực kỳ nhỏ gọn, nhỏ gọn hơn rất nhiều so với những loại String Inverter đang có trên thị trường. Tuy nhỏ gọn như thế nhưng tính năng của Micro không hề kém cạnh đàn anh của mình khi vẫn được tích hợp những công nghệ tiên tiến trong ngành năng lượng mặt trời. Phù hợp với nhu cầu sử dụng điện quy mô vừa và nhỏ.
2. Tính năng tích hợp trong Micro Inverter*
Micro inverter sử dụng các cổng MPPT độc lập cho từng tấm pin, Mỗi tấm pin sẽ gắn vào 1 cổng MPPT riêng. Khác biệt với string inverter công suất 3kW- 250kW là gắn 1 chuỗi nhiều tấm pin ( String) nối tiếp hoặc song song với nhau.
Hình ảnh đấu nối kiểu String inverter
– Giám sát thông số, thiết lập Inverter bằng wifi: Đây cũng là một công nghệ nổi bật dù cho kích thước nhỏ gọn thì Micro vẫn có tính năng này. Bằng cách cài đặt qua Wifi thì ta có thể dễ dàng thiết lập, tùy chỉnh mọi lúc mọi nơi chỉ cần có mạng internet thì mọi trở nên quá dễ dàng. Thiết lập hệ thống sau lắp đặt chủ yếu là bên kỹ thuật tuy nhiên theo dõi giám sát sản lượng điện hàng ngày lại là mong muốn của người dùng. Việc giám sát chi tiết đến từng tấm pin công suất riêng lẻ.
– Ghép nối các Micro để tăng công suất đầu ra: Như đã nói ở trên, công suất đầu ra của Micro trong khoảng 1kW- 2kW, vì vậy để tăng công suất hòa lưới thì nhà sản xuất đã tích hợp thêm giắc cắm AC cho phép ghép các Inverter lại với nhau để tăng công suất đầu ra. Ví dụ: Khi dùng 3 Micro Inverter có công suất 2000W thì khi ghép lại với nhau ra được công suất là 6000W.
Đấu nối các Micro inverter song song
– Tích hợp chuẩn IP67: với chuẩn IP 67 thì người dùng yên tâm về độ bền của Inverter khi lắp đặt ngoài trời. Đây là chuẩn chống bụi cấp độ 6, là cấp độ cao nhất về kháng bụi và giải nhiệt bằng cánh nhôm đối lưu không quạt nên không thể xảy ra việc Inverter bị ảnh hưởng bởi bụi xâm nhập. Ngoài ra còn có chuẩn kháng nước cấp độ 7, cấp độ nước bạt nhẹ không xâm nhập vào bên trong.
3. Ưu và nhược điểm
* Ưu điểm:
– Chi phí đầu tư chỉ từ 15 triệu đồng.
– Công suất hòa lưới nhỏ vừa đủ với nhu cầu sử dụng, không cần đăng kí với điện lực.
– Hiệu suất đạt được rất cao vì tối ưu được từng tấm pin do đó dù có bị che bóng vẫn không gây ảnh hưởng đến công suất phát ra của hệ thống.
– Nhỏ gọn, kích thước chỉ bằng một 1/2,1/3 của String Inverter.
– Dễ dàng lắp đặt, nhờ kích thước nhỏ gọn đa số Micro Inverter được lắp đặt ngay dưới dàn khung của hệ pin giúp tiết kiệm không gian trong nhà. Bên cạnh đó là thiết kế jack AC kiểu cắm giúp giảm tải công việc cho việc đấu nối.
– An toàn phòng cháy chữa cháy khi lắp đặt: Do mỗi MPPT của Inverter chỉ được thiết kế để chịu được điện áp dưới 60VDC an toàn trong quá trình lắp đặt và bảo dưỡng.
– Tăng công suất đầu ra một cách dễ dàng bằng cách ghép nối nhiều Inverter lại với nhau.
– Điện áp khởi động thấp, với chỉ 20VDC.
– Thiết lập, theo dõi giám sát qua Wifi: Cực kỳ thân thiện với người dùng không quá rành về công nghệ cũng có thể sử dụng được giúp Inverter đạt hiệu quả cao.
– Thời gian bảo hành dài lên tới 12 năm lâu hơn đa số String Inverter hiện tại.
* Nhược điểm:
– Chỉ phù hợp với những hệ nhỏ công suất không quá cao.
4. Thông số kỹ thuật của Micro Inverter
Vì Micro Inverter có nhiều nhà sản xuất tuy nhiên chỉ có hãng Huayu là mới đưa ra loại Inverter 2000W nên mình xin phép lấy thông số kỹ thuật của Inverter này.
Qúy vị quan tâm có thể liên hệ số hotline bên phải để được tư vấn thêm!
[kkstarratings force]